NGÀNH KỸ THUẬT Y SINH

NGÀNH KỸ THUẬT Y SINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Kỹ thuật Y sinh (BioMedical Engineering – BME) là một ngành khoa học ứng dụng các thành tựu hiện đại của nhiều lĩnh vực khoa học như vật lý, sinh học, kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin,… vào việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị, công cụ chẩn đoán và điều trị nhằm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh (KTYS) cung cấp những kiến thức, kỹ năng về công nghệ chẩn đoán hình ảnh, xử lý hình ảnh y tế, xử lý tín hiệu y sinh, cơ sở thiết bị y sinh, hệ thống thông tin trong y tế, quang học y sinh, tế bào và sinh học tái tạo, phân tích y sinh và chẩn đoán phân tử… nhằm trang bị cho sinh viên một nền tảng kiến thức kỹ thuật chuyên ngành vững chắc song song với chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng viết và trình bày báo cáo, làm việc nhóm, để có thể tiếp tục học và nghiên cứu tiếp lên sau đại học tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh đã được kiểm định và được đánh giá cao theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục uy tín khu vực Đông Nam Á AUN-QA; đã trở thành một chương trình đào tạo chất lượng và hữu ích, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho các tập đoàn, công ty Thiết bị y tế cũng như các bệnh viện, cơ sở y tế và các cơ quan quản lý, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

 

  1. Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo Cử nhân tích hợp Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Y sinh tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xây dựng linh hoạt, mềm dẻo, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới, cho phép sinh viên tiếp cận được các thành tựu phát triển mới nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo KTYS có khả năng

  • Có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, có trình độ chuyên môn sâu, nắm chắc các kiến thức cơ bản, cơ sở lý luận nghiên cứu khoa học và những công nghệ mang tính cập nhật cao trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh.
  • Thích ứng tốt với công việc vận hành/đánh giá các giải pháp, hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật trong thực tế; và có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế.
  • Có khả năng nghiên cứu độc lập và sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm.
  • Phát huy năng lực nghiên cứu độc lập và sáng tạo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Có năng lực tư duy một cách hệ thống, phẩm chất cá nhân và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cần thiết,
  • Có năng lực ngoại ngữ cần thiết để thích ứng với môi trường quốc tế, đa văn hóa.
  1. Đối tượng tuyển sinh:
    • Đạt điều kiện tuyển thẳng hoặc xét tuyển theo kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc theo xét điểm tốt nghiệp Phổ thông Trung học, thoả mãn điểm xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Y sinh tại ĐHBK HN.
  2. Các chương trình và định hướng đào tạo Kỹ thuật Y sinh
  3. Các chương trình đào tạo

Ba chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội bao gồm:

  • Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Y sinh: Mã ET-E5, giảng dạy bằng tiếng Anh
  • Chương trình chuẩn liên ngành Kỹ thuật Y sinh (tuyển sinh từ năm 2022): Mã ET2, giảng dạy bằng tiếng Việt
  • Chương trình chuẩn Điện tử – Viễn thông (định hướng Kỹ thuật Y sinh): Mã ET1, giảng dạy bằng tiếng Việt
  1. Các định hướng đào tạo:
  • Chương trình ET-E5 và ET1: Định hướng Thiết bị Y sinh: ứng dụng các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu dựa trên kiến thức nền tảng Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin để nghiên cứu phát triển, khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các thiết bị y tế tiên tiến
  • Chương trình ET2: là một chương trình mới mở năm 2022, với sự kết hợp liên ngành của Điện tử – Viễn thông với Công nghệ sinh học gồm các định hướng:
    • Thiết bị và hình ảnh y sinh
    • Tin học y sinh
    • Tế bào và sinh học tái tạo
    • Phân tích y sinh và chẩn đoán phân tử

 

  1. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Y sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ có nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp, cụ thể như sau:

  • Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, đơn vị xét nghiệm, dịch vụ y tế,…
  • Nghiên cứu, chế tạo, cải tiến, phát triển công nghệ hoặc khai thác sản phẩm trong các công ty thiết bị y tế; các công ty đa quốc gia về thiết bị y tế như GE Healthcare, Siemens, Shimazdu, Varians hoặc các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.
  • Quản lý vận hành, bảo dưỡng các máy móc, trang thiết bị trong các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa hay các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.
  • Công tác tại các cơ quan quản lý: như Bộ Y tế, các Sở Y tế hoặc các cơ sở y tế địa phương
  • Làm việc tại các công ty thiết kế và cung cấp thiết bị y tế và các công ty công nghệ sinh học;
  • Nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y sinh trong nước và quốc tế
  • Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp trên khắp cả nước.
  • Tiếp tục học lên sau đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong nước hoặc nước ngoài.

 

Liên hệ tư vấn:

  1. TS Nguyễn Thái Hà – 0904277585 – Giám đốc Chương trình Tiên tiến KTYS

2. PGS. TS. Trương Quốc Phong – 0834837282 – Phó Viện trưởng Viện CN Sinh học – CN Thực phẩm

3. TS Nguyễn Việt Dũng – 0983444322 – Phó trưởng Khoa Điện tử

Website:       https://bme.hust.edu.vn

https://sbft.hust.edu.vn/

Fanpage tuyển sinh:     https://www.facebook.com/ts.bme.hust.edu.vn

error: Content is protected !!