Ngành Kỹ thuật Y sinh (KTYS) là một lĩnh vực liên ngành kết nối giữa các ngành kỹ thuật truyền thống như điện, điện tử, viễn thông, cơ khí, internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) với các ngành khoa học liên quan đến sự sống và con người (như y, dược, sinh học) nhằm ứng dụng, tạo ra các công nghệ, các trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về cơ thể con người.
Hiện tại tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cụ thể tại Viện Điện tử Viễn thông có hai Chương trình đào tạo về Kỹ thuật Y sinh:
- Chương trình đào tạo Kỹ sư (5 năm) hoặc Cử nhân (4 năm) về Kỹ thuật Y sinh, giảng dạy bằng tiếng Việt, điểm đầu vào lấy theo điểm vào ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông (mã ET1) (Chỉ tiêu toàn Viện là 500 sinh viên).
- Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Y sinh (CTTT KTYS) với mã ngành là ET-E5, chỉ tiêu tuyển sinh: 40 sinh viên. Chương trình tiên tiến được giảng dạy 5 năm bằng tiếng Anh, có sự kết hợp với trường ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ). Trong quá trình học, sinh viên có nhiều cơ hội nhận các học bổng từ trường, các công ty lớn về Điện tử, Viễn thông, Y tế, như Sam sung, FPT, Siemens….Ngoài ra sinh viên có thể tham gia vào các đề tài, dự án nghiên cứu cùng với các thầy cô.
Tại Việt Nam, trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đi tiên phong trong mở ngành Kỹ thuật Y sinh, cho tới nay đã được tròn 20 năm. Với bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, sự tâm huyết của các thầy cô tham gia giảng dạy, với 16 khóa tương đương với khoảng 1000 sinh viên chuyên ngành KTYS đã tốt nghiệp, tỉ lệ 100% sinh viên có việc làm ngay khi ra trường đã khẳng định được vị thế cũng như tầm quan trọng của lĩnh vực đang rất “HOT” này trong giai đoạn hiện nay.
Sau khi tốt nghiệp ngành KTYS, sinh viên có nhiều lựa chọn về việc làm với mức lương tốt như:
• Làm việc tại các công ty cung cấp thiết bị y tế trong nước và quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia (như GE, Siemens, Phillips, Varians, Shimazu, Roche, Samsung, VMED, Phương Đông, IDSMED….
• Kỹ sư lâm sàng tại bệnh viện, trung tâm y tế…
• Kỹ sư quản lý và giám sát các trang thiết bị Y tế tại các phòng Vật tư y tế tại các bệnh viện
• Kỹ sư làm việc chung với các bác sĩ trong các nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật,..
• Kỹ sư nghiên cứu cải tiến, chế tạo các công nghệ, các thiết bị trong y tế tại các công ty khởi nghiệp (start-up) hay các công ty, các Viện nghiên cứu phát triển thiết bị Y tế (Viettel, VinSmart, Vp9…).
• Ngoài ra, sinh viên có thể tiếp tục theo học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ tại nước ngoài (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, …)
Mọi thông tin mọi người có thể tham khảo thêm tại website http://bme.hust.edu.vn
hoặc đặt câu hỏi tại:
Page FB: https://www.facebook.com/ts.bme.hust.edu.vn/
Hotlines: 0983444322 (Mr. Dũng)/ 093 6612008 (Mr. Ngọc)/ 0904277585 (Ms. Hà)
Email: bme-set@hust.edu.vn
Sinh viên KTYS đi tham quan và thực tập tại Viện TWQĐ 108
Sinh viên CTTT KTYS thảo luận và trình bày sản phẩm trong môn thiết kế BME Design