Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y sinh

Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chương trình đào tạo cử nhân (Bachelor’s Program Goals)

Mục tiêu của chương trình là tạo ra một chương trình đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, cho phép sinh viên tiếp cận được các thành tựu phát triển mới nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh; cung cấp cho sinh viên các kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, phát triển suy luận, nghiên cứu giải quyết các vấn đề chung của các khoa học kỹ thuật và y sinh.… Xem thêm

Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật Y sinh

Mục tiêu đào tạo chung

Sinh viên tốt nghiệp chương trình thạc sỹ có khả năng:

  • Kiến thức nâng cao của ngành để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành học và để có khả năng làm việc độc lập.
  • Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp, tập trung vào phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích tốt, hòa nhập được trong môi trường quốc tế
  • Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập trong môi trường quốc tế
  • Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức và các thành tựu khoa học kỹ thuật sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tế.
Xem thêm

Đội BKmBalance của sinh viên KTYS vào Top 6 cuộc thi “Sáng tạo trẻ Bách khoa 2019” 

Sáng 28/12/2019, Chung kết cuộc thi “Sáng tạo trẻ Bách khoa 2019 được tổ chức với chủ đề “Smart up for life’’ với sự tham gia của các sinh viên đến từ nhiều trường đại học kỹ thuật và kinh tế trên toàn quốc. Hồi hộp, gay cấn và đầy cảm xúc là những gì đã diễn ra tại Vòng chung kết cuộc thi năm nay.

Cuộc thi “Sáng tạo trẻ Bách khoa” là cuộc thi tổ chức thường niên từ năm 2017, nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ qua quá trình sáng tạo ra các ý tưởng và sản phẩm thiết thực, hướng tới mục tiêu khởi nghiệp trên mọi lĩnh vực.

Xem thêm

Đội ngũ cán bộ

Hiện tại, lực lượng cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho chuyên ngành Kỹ thuật y sinh gồm 2 bộ phận:

  • (1) Bộ phận cán bộ cơ hữu – gồm trên 30 cán bộ, trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trực tiếp tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kỹ thuật y sinh.
  • (2) Bộ phận cán bộ cộng tác viên – gồm cán bộ trực thuộc các đơn vị phối hợp với Bộ môn từ các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện, các công ty khác nhau trên cả nước được mời làm cộng tác viên trong việc giảng dạy cũng như nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành Kỹ thuật y sinh.
Xem thêm

Hợp tác trong nước và quốc tế

Ngành Kỹ thuật y sinh, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác rất tốt với các đơn vị trong và ngoài nước trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Cụ thể:
Các đơn vị hợp tác trong nước:
  • Bộ môn Điện tử y sinh, Học viện kỹ thuật Quân sự;
  • Bộ môn Vật lý y sinh, Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh;
  • Bộ môn Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP Hồ Chí Minh;
  • Bộ môn Giải phẫu sinh lý, Trường ĐH Y Hà Nội;
  • Bệnh viện Bạch Mai;
  • Bệnh viện E;
  • Bệnh viện Quân y 108;
  • Bệnh viện Hữu Nghị;
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc;
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam;
  • Bệnh viện Mắt TW;
  • Công ty Thiết bị y tế Việt Nhật;
  • Công ty Thiết bị y tế Việt Phan;
  • Công ty Thiết bị y tế Minh Tâm;
  • Công ty Thiết bị y tế Sagomed;
  • Công ty Thiết bị y tế Thăng Long;
  • Công ty Thiết bị y tế Olympus Vietnam;
  • Công ty Thiết bị y tế Siemens Vietnam…

Các đơn vị hợp tác Quốc tế:

  • Trường Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ;
  • Trường Đại học Baylor, Texas, Mỹ;
  • Trường Đại học Austin, Texas, Mỹ;
  • Khối các trường Đại học VLIR, Vương Quốc Bỉ;
  • Trường Đại học Tufts Mỹ;
  • Trường Đại học Oregon, Mỹ;
  • Trường Đại học Nancy, Pháp;
  • Viện nghiên cứu Sibaura, Nhật…

Lãnh đạo trường và bộ môn tới thăm và làm việc tại trường Wisconsin, Madison – Mỹ.

Xem thêm

Đào tạo Cao học

Thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm, bao gồm 2 định hướng:
  • Định hướng ứng dụng: 36 TC
  • Định hướng nghiên cứu: 43 TC

Học phần cho định hướng nghiên cứu

Nội dung Mã số Tên học phần TC Khối lượng
Học phần cho cả hai định hướng
Kiến thức chung SS6010 Triết học 4 4(3,5-0-1-8)
FL6010 Tiếng Anh
Chuyên ngành bắt buộc
(12 TC)
ET6300 Chuyên đề 3 (2,5-1-0-6)
ET6310 Công nghệ chẩn đoán hình ảnh tiên tiến 3 (2,5-1-0-6)
ET6320 Thiết kế thiết bị điện tử y tế 3 (2-2-0-6)
ET6330 Thông tin y tế 3 (2,5-1-0-6)
Học phần cho định hướng ứng dụng
Chuyên ngành bắt buộc
(4 TC)
ET6340 Mô hình hóa tín hiệu y sinh 2 (1,5-1-0-4)
ET6350 Kỹ thuật lập kế hoạch điều trị trong xạ trị 2 (1,5-1-0-4)
Chuyên ngành tự chọn
(8 TC)
ET6360 Cơ sinh và ứng dụng 2 (1,5-1-0-4)
ET6370 Tính toán che chắn an toàn bức xạ trong y tế 2 (1-2-0-4)
ET6380 Thiết kế hệ thống theo dõi bệnh nhân 2 (1-2-0-4)
ET6050 Tương thích điện từ 2 (2-0-0-4)
ET6280 Mạng nơ-ron và ứng dụng 2 (1,5-1-0-4)
ET6270 Thiết kế hệ thống nhúng 2 (2-0-0-4)
Luận văn LV6002 Luận văn tốt nghiệp 8 8(0-2-15-40)
Chuyên ngành bắt buộc
(4 TC)
ET6400 Tái tạo ảnh y tế 2 (1,5-1-0-4)
ET6340 Mô hình hóa tín hiệu y sinh 2 (1,5-1-0-4)
Chuyên ngành tự chọn
(8 TC)
ET6420 Cảm biến sinh học 2 (1,5-1-0-4)
ET6350 Kỹ thuật lập kế hoạch điều trị trong xạ trị 2 (1,5-1-0-4)
ET6410 Mô phỏng hệ thống sinh lý 2 (1,5-1-0-4)
ET6270 Thiết kế hệ thống nhúng 2 (2-0-0-4)
ET6280 Mạng nơ-ron và ứng dụng 2 (1,5-1-0-4)
ET6050 Tương thích điện từ 2 (2-0-0-4)
Luận văn LV6001 Luận văn tốt nghiệp 15 15(0-2-30-50)

 

Xem thêm

Thông báo tuyển sinh cao học

07 May 2016 | Tuyển sinh cao học

THÔNG BÁO TUYỂN SINH CAO HỌC

Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TTBGDĐT ngày 15/02/2014, căn cứ Quyết định số 4202/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án Thí điểm đổi mới tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2016-2021, trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ trong nước theo các chương trình
đào tạo (danh mục chi tiết trong phụ lục 1).… Xem thêm

TS ĐÀO VIỆT HÙNG BÁO CÁO TẠI BỘ MÔN NỘI DUNG LUẬN ÁN TS TẠI VIỆN KỸ THUẬT SHIBAURA (NHẬT)

Luận án của Ts Đào Việt Hùng có tiêu đề “Phương pháp mới để đo góc nghiêng trong thiết bị y tế”, trong đó Ts Hùng đề xuất một phương pháp hoàn toàn mới để đo góc nghiêng, giảm nhiễu EMI và nhiễu do chuyển động.
Xem thêm

GS CHISTOPHER DRUZGALKI (CALIFORNIA STATE UNIVERSITY, LONG BEACH) THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI BỘ MÔN

Trong khuôn khổ buổi làm việc, ngoài việc thảo luận, trao đổi về các hướng nghiên cứu, các cơ hội hợp tác, Prof. Druzgalki cũng sẽ có một bài nói chuyện về chủ đề “Bioengineering human senses – developments and trends”.
Kế hoạch buổi làm việc như sau: – 09:00-10:00, thứ 6 9/12/2016 : Lecture by Prof.… Xem thêm

Làm việc với GS Johnston (Sydney Uni.)

15 December 2016 | Tin tức, Tin tức bộ môn

GS JOHNSTON (ĐH SYDNEY) THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI BỘ MÔN

Sáng thứ 6 (16/12), Giáo sư Johnston, trưởng Khoa kỹ thuật và công nghệ thông tin (Engineering and IT), trường đại học Sydney sẽ có một cuộc gặp gỡ và làm việc tại bộ môn để cung cấp một số thông tin cần thiết về Khoa cũng như một số thông tin về ngành và cơ hội hợp tác.… Xem thêm

error: Content is protected !!