Các câu hỏi thường gặp trong tuyển sinh KTYS 2022

PHẦN 1 : ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

  1. Bạn có thể tìm thông tin tuyển sinh ngành KTYS ở đâu?

Bạn có thể tìm ở các trang web chính thức của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, của Trường Điện – Điện tử và bộ môn CNĐT và KTYS:

http://ts.hust.edu.vn

http://seee.hust.edu.vn

http://bme.hust.edu.vn/tuyen-sinh-2022

  1. Mục tiêu đào tạo KTYS tại ĐHBK HN
  • Đào tạo Cử nhân tích hợp Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Y sinh
  • Chương trình đào tạo được xây dựng linh hoạt, mềm dẻo, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới,
  • Cho phép sinh viên tiếp cận được các thành tựu phát triển mới nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh
  • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, phát triển suy luận, nghiên cứu giải quyết các vấn đề chung của các khoa học kỹ thuật và y sinh
  • Cung cấp đội ngũ nhân lực có trình độ cao, có kiến thức chuyên sâu , có khả năng nghiên cứu tốt đáp ứng các yêu cầu xã hội trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh.
  1. Ngành KTYS tại ĐHBK Hà Nội có những chương trình đào tạo nào?

ĐHBK HN hiện nay đang triển khai 3 chương trình đào tạo KTYS

  • Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Y sinh: Mã ET-E5, giảng dạy bằng tiếng Anh
  • Chương trình chuẩn Kỹ thuật Y sinh (bắt đầu tuyển sinh từ năm 2022): Mã ET2, giảng dạy bằng tiếng Việt

Chương trình chuẩn Điện tử – Viễn thông (định hướng Kỹ thuật Y sinh): Mã ET1, giảng dạy bằng tiếng Việt

 

  1. Các định hướng đào tạo KTYS tại ĐHBK HN
  • Chương trình ET-E5 và ET1: Định hướng Thiết bị Y sinh: ứng dụng các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu dựa trên kiến thức nền tảng Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin để nghiên cứu phát triển, khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các thiết bị y tế tiên tiến
  • Chương trình ET2: là một chương trình mới mở năm 2022, với sự kết hợp liên ngành của Điện tử – Viễn thông với Công nghệ sinh học gồm các định hướng:
    • Thiết bị và hình ảnh y sinh
    • Tin học y sinh
    • Tế bào và sinh học tái tạo
    • Phân tích y sinh và chẩn đoán phân tử

 

  1. Mã và chỉ tiêu xét tuyển
  • Chương trình Tiên tiến KTYS (ET-E5)

Chỉ tiêu: 40

Mã xét tuyển:

+ Xét tuyển tài năng: ET-E5

+ Xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy: ET-E5x với các tổ hợp: K00, K01, K02

+ Xét tuyển theo điểm thi TN THPT 2022: ET-E5y với các tổ hợp: A00, A01

  • Chương trình chuẩn KTYS (ET2)

Chỉ tiêu: 80

Mã xét tuyển:

+ Xét tuyển tài năng: ET2

+ Xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy: ET2x với các tổ hợp: K00, K01

+ Xét tuyển theo điểm thi TN THPT 2022: ET2y với các tổ hợp: A00, A01, B00

  • Chương trình chuẩn Điện tử – Viễn thông (định hướng KTYS): ET1

Chỉ tiêu: lấy trong chỉ tiêu 480 của ngành ĐT-VT. Hết năm thứ 3 bắt đầu lựa chọn định hướng

Mã xét tuyển:

+ Xét tuyển tài năng: ET1

+ Xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy: ET1x với các tổ hợp: K00, K01

+ Xét tuyển theo điểm thi TN THPT 2022: ET1y với các tổ hợp: A00, A01

 

  1. Các phương thức tuyển sinh:
  • Xét tuyển tài năng: 10-20% tổng chỉ tiêu
  • Xét tuyển theo Kỳ thi đánh gia tư duy: 50-60% tổng chỉ tiêu
  • Xét tuyển theo Kỳ thi TN THPT: 20-30% tổng chỉ tiêu
  1. Điểm chuẩn các năm của ngành Kỹ thuật Y sinh BKHN là bao nhiêu?
  • Chương trình Tiên tiến KTYS (ET-E5)

Điểm chuẩn theo kỳ thi TN THPT

2018: 21,70                  2019: 24,10            2020: 26,50        2021: 25,88

Điểm chuẩn theo Bài thi đánh gia tư duy:

2020: 21,10

 

  • Chương trình chuẩn KTYS (ET2)

Bắt đầu tuyển sinh từ năm 2022

 

  • Chương trình chuẩn Điện tử – Viễn thông (định hướng KTYS): ET1

Điểm chuẩn theo kỳ thi TN THPT

22018: 22,00                2019: 24,80           2020: 27,30        2021: 26,80

Điểm chuẩn theo Bài thi đánh gia tư duy:

2020: 23,00

  1. Các chương trình đào tạo KTYS có xét tuyển thẳng không, nếu có thì số lượng là bao nhiêu?

Các chương trình đào tạo KTYS có cơ chế xét tuyển thẳng với chỉ tiêu 10-20% trên tổng số chỉ tiêu, nghĩa là với chỉ tiêu tuyển sinh 40 sinh viên/năm có thể tuyển thẳng 4-8 sinh viên.

  1. Học phí các chương trình đào tạo KTYS là bao nhiêu?

Chương trình chuẩn KTYS ET2 và chương trình chuẩn Điện tử Viễn thông (định hướng KTYS) ET1: học phí 22-28 triệu đồng/năm

Chương trình tiên tiến KTYS ET-E5: học phí 40-45 triệu đồng/năm

 

  1. Chương trình đào tạo KTYS có thời gian đào tạo là bao nhiêu năm?

Hiện tại, các chương trình đào tạo KTYS có mô hình 4+1,5 năm.

Đào tạo cử nhân: 4 năm (132 Tín chỉ): nhận bằng Cử nhân KTYS

Đào tạo cử nhân tích hợp thạc sĩ: 4+1,5 năm (180 Tín chỉ): nhận bằng Cử nhân + bằng Thạc sỹ KTYS.

  1. Học Kỹ thuật Y sinh ở Bách khoa em sẽ học gì là chủ yếu?

Đối với chương trình tiên tiến KTYS ET-E5 và chương trình chuẩn Điện tử Viễn thông (định hướng KTYS) ET1 thì các em sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về điện tử, thông tin.. và kiến thiến chuyên ngành (chẩn đoán hình ảnh, xử lý tín hiệu y sinh…) để có thể thiết kế, phát triển các thiết bị, giải pháp công nghệ tiên tiến (AI, IoT…) phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. Tập trung vào định hướng Thiết bị y sinh

  • Chương trình chuẩn KTYS ET2, bắt đầu tuyển sinh năm 2022, là chương trình liên ngành, ngoài khối kiến thức về Điện tử, Thông tin còn có thêm khối kiến thức Công nghệ sinh học. Có 4 định hướng: Thiết bị và hình ảnh y sinh; Tin học y sinh; Tế bào và sinh học tái tạo; Phân tích y sinh và chẩn đoán phân tử

 

  1. Em không giỏi Tiếng Anh, vậy em có thể học CTTT KTYS ở ĐHBK được không?

Trong chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội đã bao gồm lộ trình đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên từ bất kì trình độ nào đối với CTTT, do đó không yêu cầu tốn kém học ngoại ngữ ở ngoài. Chương trình sẽ theo sát và tùy theo trình độ Tiếng Anh của từng sinh viên mà sắp xếp đưa dần dần vào trong các tiết học theo mức độ hợp lý.

  1. Em muốn học KTYS nhưng gia đình em không đủ điều kiện theo CTTT thì còn cơ hội nào không? 

Trong trường hợp gia đình không đủ điều kiện theo học CTTT KTYS thì em còn có thể đăng ký các chương trình đào tạo KTYS khác tại ĐHBK HN như sau:

  • Em đăng ký học chương trình chuẩn KTYS (ET2, ET2x, ET2y), được đào tạo bằng tiếng Việt, kết hợp giữa Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ Sinh học
  • Em đăng ký học chương trình chuẩn KT ĐTVT (ET1, ET1x, ET1y), được đào tạo bằng tiếng Việt. Sau khi học xong các môn đại cương, em sẽ được chọn định hướng chuyên ngành, trong đó có bao gồm định hướng KTYS.

 

  1. Theo học chương trình KTYS nào thì có cơ hội đi trao đổi hay đi du học cao hơn

Cơ hội đi trao đổi hay đi du học thì không phân biệt các em theo học chương trình đào tạo KTYS nào, ET-E5, ET2 hay ET1 (định hướng KTYS).

Tuy nhiên nếu em lựa chọn ET-E5 hay ET2 thì sẽ có  cao hơn vì chuyên ngành đã được xác định ngay từ đầu.

Ngoài ra, học ET-E5, giảng dạy bằng tiếng Anh cũng là một điểm cộng

 

Phần II 

  1. Tốt nghiệp ngành KTYS em sẽ làm công việc gì và ở đâu?

Cơ hội việc làm đa dạng:

  • Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, đơn vị xét nghiệm, dịch vụ y tế,…
  • Nghiên cứu, chế tạo, cải tiến, phát triển công nghệ hoặc khai thác sản phẩm trong các công ty thiết bị y tế; các công ty đa quốc gia về thiết bị y tế như GE Healthcare, Siemens, Shimazdu, Varians hoặc các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.
  • Quản lý vận hành, bảo dưỡng các máy móc, trang thiết bị trong các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa hay các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.
  • Công tác tại các cơ quan quản lý: như Bộ Y tế, các Sở Y tế hoặc các cơ sở y tế địa phương
  • Làm việc tại các công ty thiết kế và cung cấp thiết bị y tế và các công ty công nghệ sinh học;
  • Nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y sinh trong nước và quốc tế
  • Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp trên khắp cả nước.
  • Kinh doanh, khởi nghiệp, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh
  • Tiếp tục học lên sau đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong nước hoặc nước ngoài.
  1. Tỉ lệ ra trường có việc làm của các anh chị đã tốt nghiệp ngành KTYS là bao nhiêu?

100% sinh viên có việc làm trong vòng 06 tháng sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn được nhận vào làm ngay sau thời gian thực tập

  1. Học ngành KTYS tại ĐHBKHN em có cơ hội học cao và đi nước ngoài không?

Các em (nếu đáp ứng đủ điều kiện) có thể học chuyển tiếp tại các trường như Wollongong (Úc), Paris-Telecom (Pháp).

Bên cạnh chương trình đào tạo Cao học Kỹ thuật Y sinh, các em có thể tiếp tục học sau đại học tại các nước như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc…

  1. Mức lương của một sinh viên tốt nghiệp ngành KTYS của BKHN là bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm của kỹ sư Y sinh mới ra trường vào khoảng 10~12 triệu đồng/tháng.

  1. Mọi người nghe tới ngành KTYS thường nghĩ thuộc Viện CNSH&CNTP. Vậy tại sao ngành KTYS lại thuộc Trường Điện-Điện tử quản lý?

Ngành Kỹ thuật Y sinh là lĩnh vực liên ngành, kết nối các ngành kỹ thuật cơ bản (điện tử, thông tin…) với các ngành khoa học sự sống (y học, sinh học…) nhằm nghiên cứu,phát triển các hệ thống, thiết bị, các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. Ngành Kỹ thuật Y sinh thuộc Trường Điện-Điện tử là vì lý do như vậy.

Để đẩy mạnh hơn nữa tính đa ngành, chương trình chuẩn KTYS với mã ET2, có sự kết hợp với Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, đã được xây dựng và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2022 này

  1. Kỹ thuật Y sinh khác Y tế và Kỹ thuật sinh học như thế nào?

– Y tế/Y khoa: đào tạo các bác sỹ, nhân viên y tế trực tiếp làm các nhiệm vụ phòng ngừa, theo dõi, điều trị bệnh.

– Kỹ thuật Sinh học: tạo lập, thiết kế, sản xuất các sản phẩm, chế phẩm sinh học cho các ứng dụng trong y, dược, nông nghiệp; cho các ngành công nghiệp bao gồm nhiên liệu, hóa chất, giấy, công nghiệp thực phẩm, và công nghệ môi trường –>thiên về Sinh học

– Kỹ thuật Y sinh: nghiên cứu, thiết kế, phát triển các hệ thống thiết bị, máy móc, giải pháp công nghệ, kỹ thuật tập trung cho lĩnh vực y học, chăm sóc sức khỏe

  1. Học KTYS có phải học cả kiến thức về y tế, chữa bệnh như bác sĩ không?

Các em sẽ được học một số kiến thức cơ bản tổng quan về Y học như giải phẫu, sinh lý. Tuy nhiên không hẳn là kiến thức chữa bệnh. Các em sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về điện tử, thông tin.. và kiến thiến chuyên ngành (chẩn đoán hình ảnh, xử lý tín hiệu y sinh…) để có thể thiết kế, phát triển các thiết bị, giải pháp công nghệ tiên tiến (AI, IoT…) phục vụ chăm sóc sức khỏe con người.

  1. Em rất sợ phải vào bệnh viện hay việc tiếp xúc với bệnh nhân, vậy có thể theo ngành KTYS được không?

Với công việc tư vấn, cung cấp các thiết bị, giải pháp công nghệ chăm sóc sức khỏe thì các em sẽ làm việc trực tiếp với các bác sỹ, các nhân viên y tế chứ không phải là với bệnh nhân. Vì vậy em hoàn toàn có thể học ngành Kỹ thuật Y sinh.

  1. Máy móc hiện đại kỹ thuật y tế ở VN thường được các đơn vị mua về từ nước ngoài, vậy có phải sẽ ít cơ hội việc cho sinh viên tốt nghiệp ngành này?

Tại hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh giai đoạn 2020-2025 và định hướng tới năm 2030” , Bộ Y tế nhấn mạnh, có khoảng 80% các thiết bị y tế đang sử dụng tại nước ta phải nhập khẩu mỗi năm với giá trị hàng trăm tỉ đồng. Vì vậy, cần phải xác định nghiên cứu, phát triển chế tạo các trang thiết bị y tế phục vụ sự phát triển ngành y tế trong nước phải được xem là một chương trình trọng điểm quốc gia và rất cần nguồn nhân lực bậc cao”.

  1. Dịch Covid 19 vừa rồi ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhiều ngành nghề, còn ngành KTYS này thì sao?

Dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng đã chỉ ra sự cần thiết của việc phát triển các thiết bị, giải pháp mới, tiên tiến giúp theo dõi, chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Với bối cảnh này, ngành Kỹ thuật Y sinh là một trong những ngành nghề có tiềm năng lớn phát triển trong xã hội hiện nay.

error: Content is protected !!