Các câu hỏi thường gặp trong tuyển sinh KTYS 2022

PHẦN 1 : ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

  1. Bạn có thể tìm thông tin tuyển sinh ngành KTYS ở đâu?

Bạn có thể tìm ở các trang web chính thức của trường ĐHBK, của Viện Điện tử Viễn thông và bộ môn CNĐT và KTYS:

http://ts.hust.edu.vn

http://set.hust.edu.vn

http://bme.hust.edu.vn/tuyen-sinh-2021

  1. Địa chỉ trang web của bộ môn CNĐT và KTYS là gì?

Địa chỉ trang web của bộ môn CNĐT và KTYS là: http://bme.hust.edu.vn

  1. Điểm chuẩn, chỉ tiêu các năm của ngành Kỹ thuật Y sinh BKHN là bao nhiêu?

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kỹ thuật Y sinh của một số năm trước 21.70 (năm 2018), 24.25 (năm 2019) và với năm 2020 cùng 2 mã ngành: 26.5 (ET-E5), 21.1 (ET-E5x) – bài kiểm tra tư duy. Chỉ tiêu tuyển sinh ngành CTTT KT Y sinh mọi năm là 40 sinh viên.

  1. Ngành KTYS ET-E5 có xét tuyển thẳng không, nếu có thì số lượng là bao nhiêu?

Ngành CTTT KT Y sinh có cơ chế xét tuyển thẳng với chỉ tiêu 10-20% trên tổng số, nghĩa là với chỉ tiêu tuyển sinh 40 sinh viên/năm có thể tuyển thẳng 4-8 sinh viên.

  1. Học phí cho các chương trình đào tạo của ngành KTYS ?

Đối với ngành CTTT KT Y sinh, học phí trung bình khoảng 40~45 triệu/năm. Đối với chương trình thường khoảng 22~28 triệu/năm.

  1. Chương trình đào tạo ET-E5 mất thời gian bao nhiêu năm, có cơ hội học cao và đi nước ngoài không?

Hiện tại, chương trình đào tạo có mô hình đào tạo cử nhân 4 năm và mô hình đào tạo cử nhân tích hợp thạc sĩ là 4+1.5 năm.

  1. Học Kỹ thuật Y sinh ở Bách Khoa em sẽ học gì là chủ yếu và cần có những nền tảng gì (lập trình, mạch điện, ngoại ngữ,..)?

Các em sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về điện tử, thông tin.. và kiến thiến chuyên ngành (chẩn đoán hình ảnh, xử lý tín hiệu y sinh…) để có thể thiết kế, phát triển các thiết bị, giải pháp công nghệ tiên tiến (AI, IoT…) phục vụ chăm sóc sức khỏe con người.

  1. Em không giỏi Tiếng Anh, vậy em có thể học CTTT KTYS ở ĐHBK được không?

Trong chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội đã bao gồm lộ trình đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên từ bất kì trình độ nào đối với CTTT, do đó không yêu cầu tốn kém học ngoại ngữ ở ngoài. Chương trình sẽ theo sát và tùy theo trình độ Tiếng Anh của từng sinh viên mà sắp xếp đưa dần dần vào trong các tiết học theo mức độ hợp lý.

  1. Em muốn học KTYS nhưng gia đình em không đủ điều kiện theo CTTT thì còn cơ hội nào không? 

Tại trường ĐHBKHN, em có thể đăng ký học ngành KTYS theo 2 cách:

  1. Em đăng ký học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông chương trình chuẩn (ET1, ET1x) – được đào tạo bằng Tiếng Việt. Sau khi học xong các môn đại cương, em sẽ được chọn chuyên ngành, trong đó có bao gồm ngành KTYS.
  2. Em đăng ký học CTTT KTYS (ET-E5, ET-E5x) – được đào tạo bằng Tiếng Anh, thì chuyên ngành đã được xác định ngay từ đầu, có cơ hội đi du học cao hơn và được đào tạo tốt hơn.

Câu trả lời trên cũng trả lời cho câu hỏi: Sự khác nhau giữa Chương trình chuẩn và Chương trình tiên tiến KTYS. 

Phần II 

  1. Tốt nghiệp ngành KTYS em sẽ làm công việc gì và ở đâu?

Cơ hội việc làm đa dạng:

– Trở thành chuyên gia (sản phẩm, ứng dụng hay kỹ thuật) tại các công ty, tập đoàn đa quốc về thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe (GE, Siemens, Philips…)

– Phụ trách quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong cả nước

– Làm nghiên cứu phát triển các sản phẩm Kỹ thuật Y sinh

– Kinh doanh, khởi nghiệp, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh

  1. Tỉ lệ ra trường có việc làm của các anh chị đã tốt nghiệp ngành KTYS là bao nhiêu?

100% sinh viên có việc làm trong vòng 06 tháng sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn được nhận vào làm ngay sau thời gian thực tập

  1. Học ngành KTYS tại ĐHBKHN em có cơ hội học cao và đi nước ngoài không?

Các em (nếu đáp ứng đủ điều kiện) có thể học chuyển tiếp tại các trường như Wollongong (Úc), Paris-Telecom (Pháp). Bên cạnh chương trình đào tạo Cao học Kỹ thuật Y sinh, các em có thể tiếp tục học sau đại học tại các nước như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc…

  1. Mức lương của một sinh viên tốt nghiệp ngành KTYS của BKHN là bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm của kỹ sư Y sinh mới ra trường vào khoảng 10~12 triệu đồng/tháng.

  1. Mọi người nghe tới ngành KTYS thường nghĩ thuộc Viện CNSH&CNTP. Vậy tại sao ngành KTYS lại thuộc Viện ĐTVT?

Ngành Kỹ thuật Y sinh là lĩnh vực liên ngành, kết nối các ngành kỹ thuật cơ bản (điện tử, thông tin…) với các ngành khoa học sự sống (y học, sinh học…) nhằm nghiên cứu,phát triển các hệ thống, thiết bị, các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. Ngành Kỹ thuật Y sinh thuộc Viện Điện tử – Viễn thông là vì lý do như vậy

  1. Kỹ thuật Y sinh khác Y tế và Kỹ thuật sinh học như thế nào?

– Y tế/Y khoa: đào tạo các bác sỹ, nhân viên y tế trực tiếp làm các nhiệm vụ phòng ngừa, theo dõi, điều trị bệnh.

– Kỹ thuật Sinh học: tạo lập, thiết kế, sản xuất các sản phẩm, chế phẩm sinh học cho các ứng dụng trong y, dược, nông nghiệp; cho các ngành công nghiệp bao gồm nhiên liệu, hóa chất, giấy, công nghiệp thực phẩm, và công nghệ môi trường –>thiên về Sinh học

– Kỹ thuật Y sinh: nghiên cứu, thiết kế, phát triển các hệ thống thiết bị, máy móc, giải pháp công nghệ, kỹ thuật tập trung cho lĩnh vực y học, chăm sóc sức khỏe

  1. Học KTYS có phải học cả kiến thức về y tế, chữa bệnh như bác sĩ không?

Các em sẽ được học một số kiến thức cơ bản tổng quan về Y học như giải phẫu, sinh lý. Tuy nhiên không hẳn là kiến thức chữa bệnh. Các em sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về điện tử, thông tin.. và kiến thiến chuyên ngành (chẩn đoán hình ảnh, xử lý tín hiệu y sinh…) để có thể thiết kế, phát triển các thiết bị, giải pháp công nghệ tiên tiến (AI, IoT…) phục vụ chăm sóc sức khỏe con người.

  1. Em rất sợ phải vào bệnh viện hay việc tiếp xúc với bệnh nhân, vậy có thể theo ngành KTYS được không?

Với công việc tư vấn, cung cấp các thiết bị, giải pháp công nghệ chăm sóc sức khỏe thì các em sẽ làm việc trực tiếp với các bác sỹ, các nhân viên y tế chứ không phải là với bệnh nhân. Vì vậy em hoàn toàn có thể học ngành Kỹ thuật Y sinh.

  1. Máy móc hiện đại kỹ thuật y tế ở VN thường được các đơn vị mua về từ nước ngoài, vậy có phải sẽ ít cơ hội việc cho sinh viên tốt nghiệp ngành này?

Tại hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh giai đoạn 2020-2025 và định hướng tới năm 2030” , Bộ Y tế nhấn mạnh, có khoảng 80% các thiết bị y tế đang sử dụng tại nước ta phải nhập khẩu mỗi năm với giá trị hàng trăm tỉ đồng. Vì vậy, cần phải xác định nghiên cứu, phát triển chế tạo các trang thiết bị y tế phục vụ sự phát triển ngành y tế trong nước phải được xem là một chương trình trọng điểm quốc gia và rất cần nguồn nhân lực bậc cao”.

  1. Dịch Covid 19 vừa rồi ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhiều ngành nghề, còn ngành KTYS này thì sao?

Dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng đã chỉ ra sự cần thiết của việc phát triển các thiết bị, giải pháp mới, tiên tiến giúp theo dõi, chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Với bối cảnh này, ngành Kỹ thuật Y sinh là một trong những ngành nghề có tiềm năng lớn phát triển trong xã hội hiện nay.

 

error: Content is protected !!